Mới đây, Giáo sư Tiêu Kiến Trang, Phó Hiệu trưởng Đại học Quảng Tây, Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ Carbon kép Đại học Quảng Tây, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xây dựng Xanh Đại học Đồng Tế, đã nhận lời mời đến Berlin, Đức tham dự Hội nghị thường niên năm 2025 của Quỹ Alexander von Humboldt (Humboldt Annual Meeting), và tham dự lễ trao giải thưởng “Humboldt Research Award” để nhận giải thưởng năm 2024.
Tiêu Kiến Trang được chọn là Học giả Humboldt (Humboldt Research Fellowship) của Đức vào năm 2004, được phê duyệt Quỹ Khoa học Trung Quốc dành cho Nhà khoa học Trẻ Xuất sắc (The National Science Fund for Distinguished Young Scholars) vào năm 2013, và nhận giải thưởng “Humboldt Research Award” vào năm 2024. Trong hơn hai mươi năm qua, với sự hỗ trợ tài trợ học thuật trong và ngoài nước, ông đã chuyên tâm nghiên cứu cơ bản và ứng dụng đổi mới trong lĩnh vực vật liệu bê tông tái chế, kết cấu và công nghệ xây dựng, dẫn dắt nhóm nghiên cứu không ngừng đạt được những bước tiến mới.

Nhóm nghiên cứu của Giáo sư Tiêu Kiến Trang, đối mặt với thách thức lớn về khối lượng lớn, phạm vi rộng, thành phần phức tạp và tác động sinh thái nghiêm trọng của chất thải rắn xây dựng tại Trung Quốc, đã đề xuất khái niệm đồng xử lý tài nguyên hóa “thuận-nghịch” đối với chất thải rắn xây dựng, nghiên cứu phát triển công nghệ tài nghuyên hóa toàn bộ thành phần chất thải rắn xây dựng hiệu quả và kỹ thuật; Dựa trên vấn đề khó về sự phân bố ngẫu nhiên của vữa cũ trên bề mặt cốt liệu tái chế từ bê tông phế thải dẫn đến hiệu suất cơ học kém của bê tông tái chế và lý thuyết thiết kế kết cấu truyền thống không phù hợp, nhóm nghiên cứu đã đề xuất phương pháp phân tích “mô hình bê tông tái chế”, thiết lập phương trình bản chất (constitutive equation) của bê tông tái chế dưới các điều kiện chịu lực khác nhau, đạt được thiết kế thống nhất kết cấu bê tông tái chế và bê tông nguyên sinh; Hướng tới xây dựng xanh kết cấu bê tông tái chế, nhóm nghiên cứu đề xuất tư duy tháo dỡ kết cấu và tái xây dựng, phát minh công nghệ thi công cấu kiện phái sinh bê tông tái chế có thể tháo lắp và kết hợp, cũng như công nghệ xây dựng kỹ thuật số bằng in 3D bê tông cốt liệu tái chế. Các thành quả trên đã cung cấp nền tảng lý thuyết và công nghệ tương đối hệ thống cho việc xây dựng kết cấu bê tông tái chế, hỗ trợ tái thiết sau động đất Vấn Xuyên, xây dựng khuôn viên Triển lãm Thế giới Thượng Hải cũng như công trình xanh - dự án kênh đào Bình Lục, và được ứng dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng, đường bộ, cầu và thủy lợi tại nhiều khu vực như Thượng Hải, Chiết Giang, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Giang Tây, Quảng Đông, Quảng Tây.
Trên cơ sở này, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Tiêu Kiến Trang đã thúc đẩy xây dựng và phổ biến hệ thống tiêu chuẩn liên quan trong nước ra quốc tế, bao gồm Tiêu chuẩn Quốc gia đầu tiên “Quy phạm Kỹ thuật Tái sử dụng Chất thải Thi công” (GB/T50743-2012), Tiêu chuẩn Ngành “Tiêu chuẩn Kỹ thuật Kết cấu Bê tông Tái chế” (JGJ/T443-2018), Tiêu chuẩn Thượng Hải “Tiêu chuẩn Kỹ thuật Ứng dụng Bê tông Cốt liệu Tái chế” DG∕TJ 08-2018-2020, Tiêu chuẩn Sơn Đông “Quy trình Kỹ thuật Ứng dụng Cấu kiện Đúc sẵn Bê tông Toàn bộ Tái chế” (DB37/T-5176-2021) và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO “Sản xuất và Ứng dụng Bê tông Tái chế” (ISO/DTS 21056), v.v.; Khởi xướng 2 ủy ban kỹ thuật quốc tế RILEM về Hành vi Kết cấu Bê tông Tái chế và Hiệu suất Đa Giao diện của Bê tông Tái chế, sáng lập tạp chí quốc tế Low-carbon Materials and Green Construction (thuộc Springer, được lập chỉ mục EI và Scopus).

Nghiên cứu của nhóm Giáo sư Tiêu Kiến Trang đang mở rộng từ “tái chế, tái sử dụng” sang hướng “tái tạo”, mục tiêu nghiên cứu cũng dần chuyển từ đảm bảo an toàn kết cấu sang sâu hơn là kết hợp an toàn và carbon thấp. Nhóm đã viết bài đánh giá trên Nature và các tạp chí con của nó về tương lai và tiền đồ của bê tông carbon thấp và xây dựng xanh, nỗ lực mở rộng thành quả đổi mới của nhóm từ đổi mới lý thuyết công nghệ sang thúc đẩy sự phát triển bền vững về xã hội, kinh tế và sinh thái, hỗ trợ xây dựng Trung Quốc tươi đẹp cũng như giao lưu hợp tác rộng rãi giữa các quốc tế và khu vực.
Được biết, giải thưởng “Humboldt Research Award” là một trong những danh hiệu cao quý nhất của Đức dành cho các học giả nghiên cứu không mang quốc tịch Đức. Trên toàn cầu, không quá 100 học giả được trao tặng vinh dự này mỗi năm, những người đoạt giải đều là các nhà khoa học hàng đầu thế giới có ảnh hưởng lớn trong lĩnh nghiên cứu cơ bản hoặc đổi mới tiên phong. Tiêu Kiến Trang đã được trao giải thưởng năm 2024 nhờ những thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản và giảng dạy của ông trong lĩnh vực công nghệ kết cấu bê tông tái chế.